Trong thời gian dịch tại các tỉnh miền nam, người người nhà nhà tìm cách tăng cường đề kháng bằng việc dự trữ và uống thuốc bổ mỗi ngày.
Liệu đây có phải là giải pháp thông minh để gia đình bạn vượt qua mùa dịch an toàn, khỏe mạnh?
Gia đình tôi ở trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, khi biết thông tin phong tỏa, hàng xóm nhà bên hối thúc con đi mua rất nhiều vitamin A, vitamin D, kẽm, viên sủi…Hàng xóm đối diện cũng làm điều tương tự. Nhà chung vách vang lên những câu đại loại “Phòng hơn chữa bệnh, cứ uống thuốc bổ thì con virus nào xâm nhập nữa”…vang lên.
Dịch tạo tâm thế lo âu cho nhiều người. “Không bổ ngang thì bổ dọc”, suy nghĩ đó ăn sâu ở nhiều gia đình, nhưng họ quên thậm chí là không biết những thông tin cần thiết khi sử dụng thuốc bổ.
Bất kể loại thuốc nào trong nhóm này đều có khả năng gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng, thuốc bổ cũng không ngoại lệ. Chúng ta được khuyến khích uống thuốc trong trường hợp thật sự cần thiết. Việc tư vấn và những chỉ định dùng thuốc từ những bác sĩ càng quan trọng. Lạm dụng thuốc bổ trong mùa dịch là điều không nên.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Hải yến chia sẻ: “lạm dụng vitamin, khoáng chất mà không biết hậu quả nguy hiểm của nó là tình trạng nhiều người gặp phải, nhất là trong mùa dịch”. Nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm là do vitamin và khoáng chất thường bán không cần kê đơn, quảng cáo không chính xác nên việc gây ra tai biến là điều dễ hiểu.
Vitamin C quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cơ thể nhưng ở liều lớn, dùng dài ngày chúng có thể gây ra ngộ độc, viêm loét dạ dày, tiêu chảy, đau bụng… Uống nhiều vitamin A trong thời gian dài, liều cao là nguyên nhân gây ra những chứng ngộ độc mãn tính như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi…
Thực tế, cơ thể không cần nạp khoáng chất tổng hợp với liều lớn, vì chúng có thể gây những bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là những lời khuyên trong việc uống thuốc bổ bạn nên áp dụng ngày thường cũng như trong thời gian dãn cách xã hội.
Thứ nhất, không nên dùng thuốc bổ cho cơ thể khỏe mạnh. Thực phẩm chức năng vẫn được xem như một loại thuốc nên nó sẽ tác động tới những bộ phận khác nhau trên cơ thể chúng ta. Những người có tiền sử tim mạch, tiểu đường, gan thì việc sử dụng thuốc bổ tự do trong mùa dịch cần có sự tư vấn từ nhân viên y tế.
Thứ hai, căn chỉnh liều lượng an toàn. Uống bao nhiêu, liều lượng thế nào, khoảng thời gian an toàn để sử dụng thuốc là bao nhiêu…là những điều bạn cần phải biết.
Thứ ba, tuyệt đối không uống thuốc bổ bừa bãi. Lạm dụng thuốc, phụ dụng thuốc, thậm chí là “nghiện” nếu bạn duy trì việc uống thuốc bổ vô thời hạn.Tốt nhất, bạn nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Thứ tư, thuốc đặc chưa hẳn là thuốc tốt. Thị trường thực phẩm chức năng hiện nay khá đa dạng với nhiều mức giá. Thay vì chọn hàng ngoại theo lời quảng cáo của người hàng xóm, bạn bỏ ra số tiền lớn vì cho rằng nó xịn, điều đó thật tệ.
Thứ năm, cần xét nghiệm máu thường xuyên khi sử dụng thuốc bổ. Trước trong và sau khi dùng thuốc bổ bạn nên kiểm tra máu thể xác định việc thiếu hụt khoáng chất không.
Thứ sáu, chú ý đến việc quá liều khi uống thuốc bổ. Tự mua, tự ý sử dụng trong thời gian dãn cách xã hội là điều không nên. Việc dân tình đồn đoán lợi ích của thuốc bổ trong việc loại bỏ virus là điều chưa được chứng minh.
Một chế độ ăn uống cân đối, đa dạng, cân bằng các yếu tố đa lượng và vi lượng sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, ngừa và rút ngắn thời gian điều trị Covid. Sau đây là những nguyên tắc dinh dưỡng giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Thuốc bổ không thần thánh như nhiều người nghĩ, thậm chí nó còn gây hại nếu lạm dụng, uống không theo chỉ định. Bạn có thể thay thế việc nạp thuốc bổ vào người bằng cách sống khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao có kế hoạch.
>>> Xem thêm: 7 thói quen khiến bạn có mỡ bụng